PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT HƯNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

                                    Ý NGHĨA TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA NGƯỜI VIỆT

        Ý nghĩa Tết Nguyên đán vô cùng thiêng liêng và quan trọng, thế nhưng dường như không phải ai cũng biết những ý nghĩa thật sự của Tết Nguyên đán.

         1. Giới thiệu về Tết Nguyên đán

 Tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới…là dịp lễ lớn, quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam, hòa cùng với văn hóa Tết âm lịch của các nước phương Đông và cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

Nguyên nghĩa của “Tết” chính là “tiết”, còn hai chữ “nguyên đán” có gốc chữ Hán, “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai còn “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “ Tiết Nguyên đán”.

Do cách tính của Âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc. Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên đán thường đến muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21/1 Dương lịch và sau ngày 19/2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài từ 7-8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày của đầu năm mới (tức là từ 23 tháng Chạp – hết mùng 7 tháng Giêng).

 

         2. Những ý nghĩa của ngày Tết Nguyên đán rất đỗi nhân văn và sâu sắc

Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn, quan trọng của người Việt Nam từ trước đến nay nên đây được xem là khoảng thời gian vui nhất, nhộn nhịp và ấm áp nhất trong 1 năm.

Chính vì Tết Nguyên đán là một dịp quan trọng cho sự khởi đầu, cho biết bao niềm tin yêu, sự may mắn cùng với những mong ước, cầu nguyện chân thành nên ngày Tết Nguyên đán mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn và sâu sắc hơn so với những ngày lễ khác trong năm.

 

         3. Tết Nguyên đán là ngày giao hòa giữa trời đất, con người và thần linh

Tết được xem là một ngày tốt đẹp nên một trong những ý nghĩa Tết Nguyên đán chính là dịp giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh. Do đó, nhiều người tin tưởng rằng những ý nghĩa, mong ước hay hành động của mình sẽ được tất cả các vị chư thần nghe thấy, thấu hiểu và ban phước lành cho bản thân cũng như gia đình mình. Bởi vì thế, cho nên trong dịp Tết Nguyên đán người ta thường làm rất nhiều việc thiện như tặng quần áo mới, chia sẻ miếng ăn, giúp đỡ người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn…

        4. Tết Nguyên đán là ngày sum họp đoàn viên, yêu thương hòa thuận

Tết Âm lịch luôn là một trong những dịp có kỳ nghỉ dài nhất trong năm, vì vậy mọi người thường tạm gác công việc của mình để về quê thăm gia đình cũng như sum họp, quây quần bên nhau sau những khoảng thời gian dài xa cách vì manh cơm miếng áo hay guồng quay bon chen, vất vả của cuộc sống thường nhật. Những khoảnh khắc đoàn viên trong gia đình thật quý báu và thiêng liêng làm cho ý nghĩa Tết Nguyên đán trở nên hạnh phúc biết dường nào!

          Không những vậy, ngày Tết Nguyên đán còn là dịp để mọi người cũng nhau thể hiện sự yêu thương hòa thuận, quan tâm, che chở lẫn nhau và cùng nhau gửi những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất dành cho nhau. Và dĩ nhiên, vào những ngày Tết ấm áp như thế, người lớn lẫn trẻ em đều hạn chế những hiềm khích, cãi vã nhau để tạo nên một không gian hòa thuận, gần gũi trọn vẹn nhất. Bước sang một năm mới thì đồng nghĩa mọi thứ cũng trở nên mới mẻ hơn vì thế mà những mâu thuẫn nên bỏ qua hết và thay bằng lời yêu thương, ấm lòng để trao nhau sự thân thiện, chan hòa.

 

           5. Tết Nguyên đán là hướng về cội nguồn và sự tạ ơn

Không chỉ riêng gì Tết Nguyên đán mà dường như trong năm luôn có những ngày lễ tạ ơn tổ tiên và hướng về cội nguồn như ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3…Nhưng theo phong tục tập quán của dân tộc ta, trước khi Tết đến vào những ngày cuối năm thì nhà nhà người người đều có tập tục là đi tảo mộ người quá cố. Rồi trong đêm giao thừa, trên bàn thờ ông bà tổ tiên luôn nghi ngút khói hương để thể hiện sự biết ơn của con cháu dành cho những người đã mất. Đặc biệt, trong những ngày Tết Nguyên đán, bàn thờ lúc nào cũng đầy ắp mứt trái cây, bánh, hoa quả để tỏ lòng kính yêu, đạo hiếu vốn có từ xa xưa của dân tộc ta.

 

           6. Tết Nguyên đán cũng chính là ngày rước tài lộc

Một ý nghĩa Tết Nguyên đán mà ít ai biết, đó chính là ngày rước tài lộc. Bởi nhiều người quan niệm rằng Tết đến cũng là ngày ông Thần Tài gõ cửa từng nhà để ban tiền tài, sự thịnh vượng và sung túc. Vì vậy, mọi người luôn luôn tranh thủ trong dịp này để mở rộng cổng nhà chào đón rước tài lộc vào nhà, cũng như rước những điều may mắn tốt đẹp giàu có nhất từ ông Thần Tài. Đa số nhiều gia đình thường mở cửa suốt cả ngày để chào đón niềm vui, sự phấn khởi cùng những hy vọng về tiền tài luôn đầy ắp.

 

          7. Tết Nguyên đán là ngày may mắn, lạc quan và hy vọng, khởi nghiệp cho năm mới

               Rất nhiều người cho rằng: những ngày đầu năm mới là ngày may mắn, tốt đẹp và sự may mắn ấy luôn hòa quyện trên sắc thắm của cánh hoa đào, rực rỡ màu vàng của hoa mai hay những chiếc lá non xanh hoặc trong những mâm ngũ quả. Vì vậy, rất nhiều người khi đi hái lộc trong đêm giao thừa thường ngắt một vài cành hoa tươi mang về nhà với hy vọng thu thập được nhiều may mắn của mùa xuân.

Người Việt Nam ta còn tin rằng ý nghĩa Tết Nguyên đán chính là khởi đầu cho một năm mới, là ngày lạc quan và hy vọng với nhiều niềm tin, đổi mới đồng thời tạm biệt những quá khứ của năm cũ. Và gắn với ý nghĩa Tết Nguyên đán đặc biệt này người ta thường tân trang lại nhà cửa cho thật sạch đẹp,ngăn nắp mới mẻ để chào đón những cái mới của năm mới. Những gì không may mắn, thuận lợi của năm cũ sẽ được xua đuổi đi để chào đón lạc quan, hy vọng mới mẻ sẽ đến.

             Ngày Tết Nguyên đán thường đánh dấu sự khởi đầu cho một năm dài với những cơ hội, thử thách và sự vận hành mới. Do đó, nhiều người thường đi xem ngày tốt, giờ lành để khởi nghiệp, khai trương cho công việc của năm mới với hy vọng, mong muốn sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn và thành công hơn năm cũ. Do đó, ý nghĩa Tết Nguyên đán cực kỳ quan trọng khi là sự khởi đầu, khởi nghiệp cho một năm mới.

          8. Tết Nguyên Đán còn là ngày cầu duyên

Trong suy nghĩ của rất nhiều người, ngày Tết cũng chính là ngày ông Tơ bà Nguyệt, ông Mai bà Mối sẽ se duyên cho những người còn đang độc thân, lận đận trong chuyện tình cảm. Bởi thế mà ngày Tết luôn là ngày ngày cầu duyên, nên duyên và đẹp đôi tại nhiều nơi, nên những bài hát nhạc đám cưới cứ tưng bừng rộn rã vang lên cùng với những bài chào đón mùa xuân rất sôi động, náo nhiệt.

          Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ về ý nghĩa Tết Nguyên đán thì bạn sẽ có những giây phút thật ấm cúng, hạnh phúc và luôn tràn ngập niềm vui bên cạnh những người thân yêu của mình trong dịp Tết cổ truyền 2020 sắp tới.

                                                                                                (Sưu tầm: Vũ Văn Đông)


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chu Văn An sinh năm 1292 tại xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. Theo Đại Việt sử ký toàn ... Cập nhật lúc : 8 giờ 47 phút - Ngày 8 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 đã trở thành ngày lễ truyền thống của đất nước, là dịp để các thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đến thầy cô giáo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biế ... Cập nhật lúc : 21 giờ 33 phút - Ngày 6 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Không có món quà nào dành cho phụ nữ quý giá hơn sự quan tâm và yêu thương từ những người xung quanh. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 7 phút - Ngày 20 tháng 10 năm 2019
Xem chi tiết
Chia tay giáo viên luân chuyển công tác Chia tay giáo viên luân chuyển công tác Chia tay giáo viên luân chuyển công tác ... Cập nhật lúc : 15 giờ 51 phút - Ngày 28 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Niềm vui ngày Tết Trung Thu của các em Tiểu học Việt Hưng! Niềm vui ngày Tết Trung Thu của các em Tiểu học Việt Hưng! Niềm vui ngày Tết Trung Thu của các em Tiểu học Việt Hưng! ... Cập nhật lúc : 15 giờ 37 phút - Ngày 28 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Khai giảng năm học 2019 - 2020 Chương trình văn nghệ chào mừng buổi lễ khai giảng năm học mới và ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường của đội văn nghệ trường TH Việt Hưng. ... Cập nhật lúc : 22 giờ 26 phút - Ngày 13 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Nhằm duy trì và phát triển sâu rộng phong trào đọc sách, đồng thời mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, năng khiếu kể chuyện cho học sinh; củng cố, phát triển hệ thống thư viện trường học, ... Cập nhật lúc : 17 giờ 27 phút - Ngày 5 tháng 6 năm 2019
Xem chi tiết
rong niềm vui của những ngày đầu xuân năm Kỷ Hợi, chiều ngày 8/3/2019, Nhà trường phối hợp với Công đoàn long trọng tổ chức buổi gặp mặt các chàng rể, nàng dâu của trường nhân dịp kỷ niệm 10 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 9 phút - Ngày 19 tháng 5 năm 2019
Xem chi tiết
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 của Trường Tiểu học Việt Hưng và kế hoạch của Tổ 4,5 về việc Tổ chức cho học sinh khối 4,5 tham quan cơ sở nấm Văn Chức. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 43 phút - Ngày 25 tháng 5 năm 2019
Xem chi tiết
Nhằm thực hiện Hướng dẫn số 16/PGDĐT-GDTH ngày 08/01/2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Kim Thành về việc Hướng dẫn tổ chức festival Tiếng Anh năm học 2018 -2019; đồng thời thực hiện chủ trư ... Cập nhật lúc : 8 giờ 43 phút - Ngày 19 tháng 5 năm 2019
Xem chi tiết
12
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
ĐỀ THI LỚP 5 GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2017 -2018
Một số kinh nghiệm thiết kế bài giảng Elearning
BÀI TOÁN VỀ HÌNH THANG LỚP 5
BÀI TOÁN VỀ HÌNH TAM GIÁC LỚP 5
50 BÀI TOÁN BDHSG CÓ ĐÁP ÁN
Đề thi cuối học kì 1 lớp 5 môn Tin học năm học 2016 - 2017
Đề thi cuối học kì 1 lớp 4 môn Tin học năm học 2016 - 2017
Đề thi cuối học kì 1 lớp 3 môn Tin học năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 năm học 2016 - 2017
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 1 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 năm học 2011 - 2012
123456
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hướng dẫn tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Kết quả KT chất lượng HSG lớp 5 đợt 1
Kết quả thi Viết chữ đẹp vòng 2 cấp huyện
Hướng dẫn thi Olympic HSG lớp 5
Kế hoạch thi Aerobic cấp tỉnh
Kế hoạch giao lưu Hiệu trưởng giỏi cấp tỉnh
Hướng dẫn thi Viết chữ đẹp vòng 2 cấp huyện năm học 2011 - 2012
Kết quả HSG lớp 5 vòng 1 cấp huyện
Kết quả thi Viết chữ đẹp vòng 1 cấp huyện
Công văn Số 26 của Sở GD về việc Hướng dẫn nghỉ Tết Nhâm Thìn 2012
Mẫu báo cáo sơ kết hoạt động công đoàn học kì I năm học 2011 - 2012
Hướng dẫn kế hoạch tổ chức giải Aerobic cấp Tiểu học năm học 2011 - 2012
Hướng dẫn báo cáo sơ kết học kì I năm học 2011 - 2012
Hướng dẫn kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I năm học 2011 - 2012
Điều lệ Hội khỏe Phù Đổng huyện Bình Giang lần thứ VIII.
123